Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Di tích lịch sử, công trình văn hoá
Lượt xem: 164
 Di tích lịch sử, công trình văn hoá

 1.  Di tích lịch sử Pháo Đài quân sự tỉnh

 

Một lô cốt của pháo đài 

      Pháo đài quân sự Thị xã Cao Bằng (nay là Thành phố Cao Bằng) do thực dân Pháp xây dựng trên quả đồi phía Nam; nay thuộc tổ 1, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. Từ sau ngày giải phóng đến nay, pháo đài là cơ quan làm việc của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng.

     Pháo đài quân sự Cao Bằng được nhiều nhà quân sự phương Tây đánh giá là một trong những pháo đài đẹp và kiên cố nhất Đông Dương, do một kỹ sư người Đức thiết kế (khởi công từ năm 1940, hoàn thành vào năm 1943). Pháo đài có diện tích khoảng 10 ha, xung quanh pháo đài được xây bằng đá với chiều dài 1.350m, cao từ 10 đến 15m, dày 1,2m. Hệ thống công trình gồm: Đường hầm ngầm, các cụm lô cốt, đài quan sát…, đường hầm được thiết kế dọc, ngang kết nối các cụm lô cốt và đài quan sát, có chỗ sâu đến 10m; các cụm lô cốt và đài quan sát được đúc bằng bê-tông cột thép có độ dày từ 1-1,5m. Khi rút chạy khỏi Cao Bằng, thực dân Pháp đã dùng một lượng thuốc nổ lớn để phá hủy một số nhà kho, vũ khí; đến ngày 16/10/1950, bọn chúng lại cho máy bay ném bom làm hư hỏng một số công trình…Hiện nay, phần lớn công trình pháo đài đã hỏng do chiến tranh và thời gian, chỉ còn lại dấu tích về một số cụm lô cốt ở phía Tây và chiếc cổng ghi chiến tích của Pháp năm 1943.

     Lịch sử Di tích, trong sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Tháng 3/1945 quân Nhật thay thế quân Pháp chiếm đóng pháo đài, đầu tháng 8/1945 một đại đội quân giải phóng do đồng chí Sà Long chỉ huy tiến vào thị xã, chiếm pháo đài từ tay quân đội Nhật theo lệnh của đồng chí Văn Tư, Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, đồng chí Sà Long đưa cho viên sĩ quan Nhật bức thư có ký tên Văn Tư, viên sĩ quan chấp nhận một số điều ước trong thư và thoả thuận nơi đóng quân của 2 bên trong phạm vi pháo đài, chúng giao nộp kho súng đạn của Pháp cho ta, còn vũ khí của Nhật thì chúng vẫn giữ. Đêm 21/8/1945 chúng đã bí mật rút khỏi pháo đài, tìm ra đường số 3 hướng về Bắc Kạn. Ngày 22/8/1945, lực lượng khởi nghĩa làm chủ pháo đài, giành chính quyền không gây đổ máu; cuộc mít tinh ra mắt Ủy ban lâm thời Thị xã được tổ chức tại chùa Phố Cũ (đường lên pháo đài)…; trong chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950: Ngày 16/9/1950, trận đánh Đông Khê mở màn chiến dịch, trên đài quan sát tại núi Báo Đông, xã Đức Long, Hồ Chủ Tịch chăm chú theo dõi, đến ngày 18/9/1950, Đông Khê được giải phóng. Chiến thắng Đông Khê cổ vũ khí thế lập công trên khắp mặt trận, tạo ưu thế cho sự thắng lợi toàn chiến dịch…Ngày 03/10/1950, quân Pháp rút khỏi Thị xã Cao Bằng theo đường số 4, cùng ngày tiểu đoàn bộ đội địa phương của Tỉnh ta đã vào tiếp quản Thị xã và quản lý pháo đài. Sau khi địch rút, Thị xã Cao Bằng vẫn được giới nghiêm, chỉ có bộ đội, công an, dân công phối hợp làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ kho tàng và thu dọn chiến lợi phẩm. Trong thời gian đó, Hồ Chủ Tịch và các đồng chí thuộc Bộ Chỉ huy chiến dịch cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đã vào ngay Thị xã, đến khu vực pháo đài để trực tiếp quan sát, chỉ đạo mọi mặt công tác. Nhiệm vụ lúc này là giữ gìn trật tự an ninh, thu dọn và vận chuyển chiến lợi phẩm ra vùng hậu cứ; có kế hoạch tổ chức Lễ chiến thắng để khen thưởng, khích lễ quân dân tham gia chiến dịch, xem xét từng bước đưa dân về sản xuất, ổn định đời sống, đồng thời nâng cao cảnh giác đề phòng địch dùng máy bay oanh tạc…Chiến dịch Biên giới kết thúc, Cao Bằng được hoàn toàn giải phóng. Ngày 03/10/1950 là ngày toàn thắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng nói chung và Thị xã nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mãi mãi đi vào trang sử đấu tranh cách mạng chung của toàn dân tộc…

     Ngày 19/4/2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quyết định số  522/QĐ-VX- UB công nhận pháo đài quân sự là Di tích lịch sử - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và quan sát Thị xã Cao Bằng sau ngày giải phóng Cao Bằng, tháng 10 năm 1950.

2. Đền Ngọc Thanh

Đền Ngọc Thanh: Nằm trên một khu đồi "sơn thủy hữu tình" quay mặt ra sông Bằng, diện tích 300 m2, gần trụ sở y ban nhân dân phường Tân Giang dọc theo đường Quốc lộ 4 khối Tân Thanh 2, từ mặt đường bước lên 51 bậc.

Trước đây, Đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Cách đây khoảng 100 năm một số người dân ở địa phương đã xây dựng một ngôi nhà chính có hậu cung để làm nơi thờ và một ngôi nhà ngang để người quản lý đến ở. Lịch sử ngôi đền Ngọc Thanh hiện nay cũng không ai biết chính xác nên chưa đủ cơ sở tư liệu để Nhà nước xếp hạng. Đền được xây dựng từ lâu, do thiên tai và chiến tranh tàn phá nên ngôi nhà quản lý bị sụp đổ, chỉ còn nền móng cũ. Bà con đã tự xây dựng lại hai gian nhà cấp bốn để làm nơi trông coi đền. Ngôi đền chính,c tường bị nứt nẻ nặng, nhiều mà tường có nguy cơ bị đổ.

Năm 1990, bà con đưa tượng Phật và bát nhang của đn Cao Tiên và đn Tam Bảo (thị xã Cao Bằng) về đền Ngọc Thanh để thờ cúng. Hằng năm, vào dịp lễ, tết bà con trong và ngoài tỉnh đến cúng lễ ngày một đông. Trước tình hình đó, theo yêu cầu của bà con, được sự cho phép và giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh, đều Ngọc Thanh đã được sửa lại. Từ đầu năm 1994, bà con tự nguyện đóng góp để xây dựng ngôi đền khang trang, tôn nghiêm.

Đền có ba bức hoành phi bằng chữ nho.

        1. Tiên cảnh Thiên Thai (Cảnh tiên chùa).

        2. Bồng Lai cung khuyết (Cửa cung Bồng Lai)

        3. Trần trân hiển thánh (Đức Trần chân hiển thánh).

Và có tượng thờ các vị thần sau:

        1. Mẫu đệ nhất Thượng Thiên.

        2. Đức Đại Vương Trần Triều.

        3. Chúa đệ nhất Sơn trang.

        4. Hội đồng các quang (cung đồng, cung Phật)

Phường đã thành lập ban quản lý đền và đề ra nội quy: Ngày thường mở cửa từ 6 giờ sáng đến 18 giờ tối. Ngày mùng 1, ngày rằm, ngày tết, ngày Phật đản mở cửa đền từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm để cho khách thập phương đến cúng lễ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

 

Tin liên quan
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang