Tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Điều kiện tự nhiên

 

     Địa chất phường Tân Giang khá ổn định, do sức lao động sáng tạo của con người đã cải tạo các loại đất sẵn có thành những thửa ruộng bậc thang trồng lúa, hoa màu. Cải tạo sườn đồi thành những mảnh vườn trồng các loại cây ăn quả, phát triển trồng rừng tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người và đóng góp một phần cho xã hội.

     Địa hình: Địa hình đồi núi chiếm 3/4 tổng diện tích toàn phường.Trong lòng đất còn ẩn chứa một số khoáng sản như quặng sắt, kẽm. Theo kết quả đánh giá sơ bộ trong nhiều năm thăm dò của các đoàn địa chất, trữ lượng quặng sắt, kẽm trên 43 triệu tấn kéo dài thành một mạch liên kết ở độ sâu trên 100m, từ khu Nà Rụa, huyện Thạch An qua khu Tân An, Tân Thanh 3, Tân Bình 1, Tân Bình 3, phường Tân Giang đến khu Nà đoỏng, xã Duyệt Trung.

    Đặc điểm khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

     - Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,7 – 18,3oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5oC (tháng 6), nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,3oC (tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4oC. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 7.000 – 7.500oC.

     - Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1 mm).

     - Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 81%, độ ẩm cao nhất 86%, độ ẩm thấp nhất 36%.

     - Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

     - Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng gió chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc có khi lên tới 40 m/s.

     Với đặc điểm khí hậu như trên, cho phép có thể gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm, song mưa lớn tập trung trong các tháng mùa mưa thường gây lũ, lở đất và trong mùa khô hệ số ẩm ướt thấp thường gây khô hạn nếu một khi không giải quyết được nước tưới bổ sung.

     - Sông: Phường Tân Giang có hai con sông chảy qua là Sông Hiến và Sông Bằng. Sông Hiến chảy qua khu Tân An dài 1 km, sông Bằng trải qua Khu Tân Thanh 1, Tân Thanh 2, Tân bình 3 dài 3 km, bề rộng của hai đoạn sau này từ 70 đến 100 m, độ sâu từ 1 đến 5 m nơi phát nguồn từ Tam Kim, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn trải qua các huyện Hòa An, Nguyên Bình, thạnh An và đổ về phía Trung Quốc.

     Khu Tân Thanh 3 phường Tân Giang có một mạch nước ngầm đã tạo ra ao "Mỏ muối" diện tích mặt ao 2,5 ha, trữ lượng nước mùa khô 75.000 m3, mùa mưa 100.000 m3. Tên ''mỏ muối" theo các cụ đã có từ lâu đời, trước đây là một khu rừng có nguồn nước chảy ra "to bằng cái phích" một số người dân dùng nước đó sinh hoạt, những người mới bị mắc bệnh bướu cổ uống thấy khỏi, cho là hiện tượng lạ. Sau này phát hiện ra nước khoáng có nhiệt độ 30 độ C lẫn lưu huỳnh, i-ốt và độ chát của muối.

      Chính vì vậy, hàng năm đến mùa đông, trâu, bò ở các nơi thả rông thường đến đây uống nước, ăn cỏ và ngủ tại đây. Đồng thời trên đỉnh núi cao của khu rừng âm u có một cái hang, thú rừng đến trú ngụ, nhân dân gọi là "Ngườm Slưa".

      Đến nay nguồn nước khoáng ở khu vực này có thể dùng để chữa một số bệnh và phục vụ cho du lịch mỏ muối.

      Từ lòng sông các đoạn chảy qua phường còn có cát, sỏi, dùng làm vật liệu xây dựng, có kèm theo ít trữ lượng vàng.

     Phường Tân Giang có tổng diện tích tự nhiên 453 ha (gồm có đất phù sa đất đỏ vàng đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá sa thạch và đất mỏ vàng trên đất sét) trong đó: diện tích đất thổ cư 36,42 ha; diện tích đất trồng lúa 20,07 ha; diện tích đất lâm nghiệp là 249,29 ha.

     Phường tiếp tục thực hiện các chương trình trồng rừng của Nhà nước, Chương trình PAM, chương trình 327 theo các dự án 5 triệu ha rừng, dự án bột giấy nâng độ che phủ của rừng từ 60 đến 65%.

     Tài nguyên phục vụ du lịch:

     Di tích lịch sử Pháo Đài quân sự tỉnh: Nằm trên địa bàn phường Tân Giang, là di tích Lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận năm 2001, đã được cắm bia.

     Phường Tân Giang nằm ở phía Đông - Nam thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm Thành phố 01km, với tổng diện tích đất tự nhiên là 454,06 ha, có điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp, nhân dân chủ yếu sống tập chung ven theo trục đường quốc lộ 4A. phường Tân phường có 17 tổ dân phố, tổng số 2370 hộ với 8620 nhân khẩu gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn: Tày, Nùng, kinh Dao, H Mông và dân tộc khác.

    Có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp phường Hợp Giang; Phía Đông giáp phường Sông Bằng; Phía Nam giáp phường Duyệt Trung; Phía Tây giáp phường Hòa Chung.

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang